1. Giới thiệu về đơn vị

Khoa Gây mê phẫu thuật được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 813/2003/QĐ-BYT. Gồm 2 đơn nguyên chính là Phòng mổ và Phòng Hồi sức sau mổ. Từ những ngày đầu mới thành lập cán bộ nhân viên đã không ngừng phấn đấu học tập và nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ người bệnh an toàn và hiệu quả.

Hàng năm, khoa Gây mê phẫu thuật đã thực hiện cho hàng nghìn ca phẫu thuật thủ thuật từ đơn giản đến phức tạp; mang lại sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Hiện nay khoa 5 phòng mổ, 16 giường Hồi sức sau mổ với các máy móc và trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho các ca phẫu thuật thủ thuật. Khoa được biên chế 01 Bác sỹ chuyên khoa cấp II, 03 Thạc sĩ, 11 điều dưỡng kỹ thuật viên.

Ngoài việc nhiệm vụ điều trị người bệnh, khoa là cơ sở thực hành và đào tạo  các đối tượng học viên, sinh viên của Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đào tạo lại cho các đối tượng khác, tập huấn chuyên môn cho các đơn vị trong và ngoài Bệnh viện; triển khai đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo từ thiện và công tác xã hội.

Tập thể khoa Gây mê hồi sức

2. Cơ cấu tổ chức

2.1. Lãnh đạo đương nhiệm:

Thạc sỹ. BSCKII. Bùi Ngọc Chính

Trưởng khoa (Từ 2013 đến nay)

Quá trình công tác:

– Năm 2004: Tốt nghiệp Thạc sỹ y học chuyên ngành Gây mê hồi sức, trường Đại học Y Hà Nội

– Năm 2013: Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II chuyên ngành Gây mê hồi sức bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

– Đến nay:

  + Trưởng khoa  Gây mê hồi sức

  + Trưởng bộ môn Gây mê hồi sức

Khen thưởng:

– Bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình

– Bằng khen của UBND tỉnh Hà Giang

– Bằng khen của Bộ Y Tế

– Bằng khen của Công đoàn ngành Y tế

– Nhiều năm liên tục là CSTĐ cơ sở

2.2. Lãnh đạo tiền nhiệm


3. Chức năng nhiệm vụ

3.1. Chức năng và nhiệm vụ

Khoa Gây mê hồi sức là khoa lâm sàng có hệ thống các phòng mổ để thực hiện phẫu thuật cấp cứu và kế hoạch.

Đảm bảo đủ phương tiện, dụng cụ phẫu thuật vô khuẩn và đồng bộ đáp ứng yêu cầu của từng loại phẫu thuật.

Tổ chức hoạt động theo quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.

Tổ chức thực hiện phẫu thuật theo kế hoạch đã được phê duyệt và sắp xếp người bệnh vào phòng mổ theo yêu cầu phẫu thuật các chuyên khoa.

Bố trí bàn phẫu thuật theo kế hoạch và phòng mổ cấp cứu đáp ứng yêu cầu của các khoa lâm sàng.

Thực hiện việc kiểm tra an toàn phẫu thuật theo quy chế khoa Gây mê hồi sức trong quá trình phẫu thuật.

Tổ chức theo dõi, chăm sóc người bệnh từ lúc tiếp nhận bệnh đến sau phẫu thuật và chuyển người bệnh xuống khoa lâm sàng.

Tổ chức vệ sinh các phòng phẫu thuật và kiểm tra công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.

Tham gia cùng các khoa liên quan để thực hiện công tác hội chẩn.

Hướng dẫn hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên ở tuyến dưới gửi đến học tập tại khoa, thực hiện công tác đào tạo của Nhà trường giao.

Thống kê báo cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm về phòng kế hoạch tổng hợp.

Thực hiện quy chế bệnh viện.

3.2. Hoạt động chuyên môn

– Thực hiện các kỹ thuật Gây mê, gây tê, Hồi sức cho bệnh nhân trước, trong và  sau phẫu thuật. Thực hiện các thủ thuật và gây mê ngoại viện.

– Tham gia đào tạo và đào tạo gây mê hồi sức, dụng cụ viên, điều dưỡng viên gây mê hồi sức, đào tạo chứng chỉ cho các đối tượng của bộ môn và Nhà trường.

– Tham gia nghiên cứu khoa học và hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

4. Khen thưởng tập thể và cá nhân

Cá nhân: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, bằng khen Bộ Y tế, bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, giấy khen của Ban Giám đốc, giấy khen Hiệu trưởng.

Tập thể: Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Hướng phát triển

– Gây mê nồng độ đích.

– Gây mê lưu lượng thấp.

– Gây mê nhi.

– Gây mê điện não số hoá BIS.

– Giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát.

– Giảm đau đa mô thức.

– Gây tê dưới hướng dẫn của siêu âm.

  1. Ảnh tư liệu

Gây mê hồi sức cho phẫu thuật cắt dạ dày nạo vét hạch

Gây mê hồi sức cho phẫu thuật nhi

Máy Gây mê kèm thở Fabius GS  – Drager

Máy theo dõi người bệnh NIHONKOHDEN